1. baitap-net.pages.dev
  2. ///

Đề Kiểm Tra Thường Xuyên Bài Hàm Số Bậc Hai Lời Giải-Đề 8

Đề Kiểm Tra: Đề Kiểm Tra Thường Xuyên Bài Hàm Số Bậc Hai Lời Giải-Đề 8

Câu 1:

Bảng biến thiên ở dưới là bảng biến thiên của hàm số nào trong các hàm số được cho ở bốn phương án A, B, C, D sau đây?Đề Kiểm Tra Thường Xuyên Bài Hàm Số Bậc Hai Lời Giải-Đề 8

Bảng biến thiên có bề lõm hướng xuống. Loại đáp án A và B.

Đỉnh của parabol có tọa độ là \(\left( { – \frac{1}{2};\frac{3}{2}} \right)\).

Xét các đáp án còn lại, đáp án D thỏa mãn.
Câu 2:

Đồ thị hình vẽ là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Đề Kiểm Tra Thường Xuyên Bài Hàm Số Bậc Hai Lời Giải-Đề 8Hỏi hàm số đó là hàm số nào?

Parabol có bề lõm hướng lên. Loại đáp án C.

Đỉnh của parabol là điểm \(\left( {1; – 3} \right)\).

Xét các đáp án A, B và D, đáp án B thỏa mãn.
Câu 3:

Parabol\(y = a{x^2} + bx + c\) đi qua \(A\left( {0; – 1} \right)\), \(B\left( {1; – 1} \right)\), \(C\left( { – 1;1} \right)\) có phương trình là

Ta có: Vì \(A,B,C \in (P)\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} – 1 = a{.0^2} + b.0 + c \hfill \\ – 1 = a.{\left( 1 \right)^2} + b.(1) + c \hfill \\ 1 = a.{\left( { – 1} \right)^2} + b.( – 1) + c \hfill \\ \end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered} a = 1 \hfill \\ b = – 1 \hfill \\ c = – 1 \hfill \\ \end{gathered} \right.\).

Vậy \(\left( P \right):y = {x^2} – x – 1\).
Câu 4:

Cho hàm số \(y = a{x^2} + bx + c\) có đồ thị như hình vẽ dưới đây. Khẳng định nào sau đây là đúng?Đề Kiểm Tra Thường Xuyên Bài Hàm Số Bậc Hai Lời Giải-Đề 8

Đồ thị hàm số cắt trục \(Oy\) tại điểm nằm phía dưới trục \(Ox\) nên \(c < 0\)

Đồ thị có bề lõm hướng lên do đó \(a > 0\)

Tọa độ đỉnh nằm ở góc phần tư thứ III nên \(\frac{{ – b}}{{2a}} < 0\)\( \Rightarrow b > 0\).
Câu 5:

Cho parabol \(y = a{x^2} + bx + c\) có đồ thị như hình sauĐề Kiểm Tra Thường Xuyên Bài Hàm Số Bậc Hai Lời Giải-Đề 8Phương trình của parabol này là

Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm \(\left( {0\,\,;\,\, – 1} \right)\) nên \(c = – 1\).

Tọa độ đỉnh \(I\left( {1\,\,;\, – 3} \right)\), ta có phương trình: \(\left\{ \begin{gathered} – \frac{b}{{2a}} = 1 \hfill \\ a{.1^2} + b.1 – 1 = – 3 \hfill \\ \end{gathered} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} 2a + b = 0 \hfill \\ a + b = – 2 \hfill \\ \end{gathered} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} a = 2 \hfill \\ b = – 4 \hfill \\ \end{gathered} \right.\).

Vậy parabol cần tìm là: \(y = 2{x^2} – 4x – 1\).
Câu 6:

Đồ thị hình bên dưới là đồ thị của hàm số bậc hai nào?Đề Kiểm Tra Thường Xuyên Bài Hàm Số Bậc Hai Lời Giải-Đề 8

Dựa vào hình vẽ ta có hàm số bậc hai có hệ số \(a > 0\) nên ta loại đáp án C,D.

Mặt khác đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có tọa độ \(\left( {1;0} \right)\), mà điểm \(\left( {1;0} \right)\) thuộc đồ thị hàm số \(y = 2{x^2} – 3x + 1\) và không thuộc đồ thị hàm số \(y = {x^2} – 3x + 1\)
Câu 7:

Đồ thị hình vẽ là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Đề Kiểm Tra Thường Xuyên Bài Hàm Số Bậc Hai Lời Giải-Đề 8Hỏi hàm số đó là hàm số nào?

Parabol có bề lõm hướng xuống. Loại đáp án A, C.

Parabol cắt trục hoành tại 2 điểm \(\left( {3;0} \right)\) và \(\left( { – 1;0} \right)\).

Xét các đáp án B và D, đáp án D thỏa mãn.
Câu 8:

Đồ thị hình bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Đề Kiểm Tra Thường Xuyên Bài Hàm Số Bậc Hai Lời Giải-Đề 8Hỏi hàm số đó là hàm số nào?

Bề lõm quay xuống nên loại C.Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt nên loại A.

Vì phương trình hoành độ giao điểm của đáp án A là \( – 2{x^2} + x – 1 = 0\) vô nghiệm.

Xét phương trình hoành độ giao điểm của đáp án B, ta có \( – 2{x^2} + x + 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} x = – 1 \hfill \\ x = \frac{3}{2} \hfill \\ \end{gathered} \right.\).

Quan sát đồ thị ta thấy đồ thị hàm số không cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \( – 1.\) Do đó đáp án B không phù hợp.

Dùng phương pháp loại trừ, thì D là đáp án đúng.
Câu 9:

Hàm số \(y = – {x^2} + 2x + m – 4\) đạt giá trị lớn nhất trên đoạn \(\left[ { – 1;2} \right]\) bằng \(3\) khi \(m\) thuộc

Xét hàm số \(y = – {x^2} + 2x + m – 4\) trên đoạn \(\left[ { – 1;2} \right]\).Đề Kiểm Tra Thường Xuyên Bài Hàm Số Bậc Hai Lời Giải-Đề 8Hàm số đạt GTLN trên đoạn \(\left[ { – 1;2} \right]\) bằng \(3\) khi và chỉ khi \(m – 3 = 3\) \( \Leftrightarrow m = 6\).
Câu 10:

Một chiếc cổng hình parabol bao gồm một cửa chính hình chữ nhật ở giữa và hai cánh cửa phụ hai bên như hình vẽ. Biết chiều cao cổng parabol là \(4m\) còn kích thước cửa ở giữa là \(3m \times 4m\). Hãy tính khoảng cách giữa hai điểm \(A\) và \(B\).Đề Kiểm Tra Thường Xuyên Bài Hàm Số Bậc Hai Lời Giải-Đề 8

Đề Kiểm Tra Thường Xuyên Bài Hàm Số Bậc Hai Lời Giải-Đề 8Gắn hệ trục tọa độ \(Oxy\) như hình vẽ, chiếc cổng là 1 phần của parabol \((P)\): \(y = a{x^2} + bx + c\) với \(a < 0\).

Do parabol \((P)\) đối xứng qua trục tung nên có trục đối xứng \(x = 0 \Rightarrow – \frac{b}{{2a}} = 0 \Leftrightarrow b = 0\).

Chiều cao của cổng parabol là \(4m\) nên \(G(0;4)\) \( \Rightarrow c = 4\).\( \Rightarrow (P):y = a{x^2} + 4\)

Lại có, kích thước cửa ở giữa là \(3m \times 4m\) nên \(E(2;3),\,F( – 2;3)\).

Thay tạo độ điểm \(E(2;3)\) vào phương trình \((P)\) ta được\(3 = a{.2^2} + 4 \Leftrightarrow a = – \frac{1}{4}\).

Vậy \((P):y = – \frac{1}{4}{x^2} + 4\).Ta có \( – \frac{1}{4}{x^2} + 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} x = 4 \hfill \\ x = – 4 \hfill \\ \end{gathered} \right.\) nên \(A( – 4;0),\,B(4;0)\).

Các lựa chọn đã được chọn:

Kết quả: 

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6
  • Câu 7
  • Câu 8
  • Câu 9
  • Câu 10

Đáp án: Đề Kiểm Tra Thường Xuyên Bài Hàm Số Bậc Hai Lời Giải-Đề 8

Đáp án câu 1:
D
\(y = - 2{x^2} - 2x + 1.\)
Đáp án câu 2:
B
\(y = 2{x^2} - 4x - 1.\)
Đáp án câu 3:
B
\(y = {x^2} - x - 1\).
Đáp án câu 4:
B
\(a > 0,b > 0,c < 0\).
Đáp án câu 5:
D
\(y = 2{x^2} - 4x - 1\).
Đáp án câu 6:
B
\(y = 2{x^2} - 3x + 1\).
Đáp án câu 7:
D
\(y = - \frac{1}{2}{x^2} + x + \frac{3}{2}.\)
Đáp án câu 8:
D
\(y = - {x^2} + \frac{1}{2}x + 3.\)
Đáp án câu 9:
C
\(\left( {5;7} \right)\).
Đáp án câu 10:
D
\(8m\).

Baitap.net là website chia sẻ tài liệu học tập đa dạng cho học sinh cấp 1, 2, 3, giúp hỗ trợ học tập hiệu quả với đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập và tài liệu tham khảo. Ngoài ra, website còn cung cấp kho sách PDF phong phú, cho phép người dùng tải xuống miễn phí nhiều đầu sách bổ ích. Với giao diện thân thiện, dễ sử dụng, Baitap.net giúp học sinh tiếp cận tài liệu nhanh chóng và tiện lợi. Mọi tài liệu đều được chọn lọc kỹ lưỡng, đảm bảo nội dung chính xác và bám sát chương trình giáo dục. Đây là nguồn tài nguyên hữu ích dành cho học sinh, giáo viên và phụ huynh trong quá trình học tập và giảng dạy.

Về chúng tôi