1. Trang Chủ
  2. /
vượt qua những ranh giới của văn chương
Nhà Cung Cấp: NXB Tổng Hợp TPHCM
Nhà Xuất Bản:
Số Trang: 216
Năm Xuất Bản: 2019
Thư viện Bài Tập Online miễn phí giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách vượt qua những ranh giới của văn chương của tác giả nhiều tác giả, thuộc thể loại Sách Trong Nước, Văn học, Phóng Sự - Ký Sự - Phê Bình Văn Học. Được nhà xuất bản NXB Văn hóa Văn nghệ phát hành vào năm 2019, cuốn sách mang đến những kiến thức, câu chuyện hấp dẫn và giá trị sâu sắc. Đây là tài liệu không thể bỏ lỡ dành cho những ai yêu thích Sách Trong Nước, Văn học, Phóng Sự - Ký Sự - Phê Bình Văn Học. Tại đây, bạn có thể tải ngay sách vượt qua những ranh giới của văn chương PDF miễn phí, dễ dàng đọc trên mọi thiết bị. Trải nghiệm ngay nguồn tri thức tuyệt vời với một cú nhấp chuột!

Giới Thiệu Sách

Thông Tin Chi Tiết
Tên Nhà Cung CấpNXB Tổng Hợp TPHCM
Tác giảnhiều tác giả
NXBNXB Văn hóa Văn nghệ
Năm XB2019
Ngôn NgữTiếng Việt
Trọng lượng (gr)
Kích Thước Bao Bì16 x 24 cm
Số trang216

Hướng dẫn tải sách vượt qua những ranh giới của văn chương PDF miễn phí

Cảm ơn bạn đã ghé thăm BaiTap.net, nơi cung cấp nguồn sách điện tử phong phú và chất lượng. Bạn có thể dễ dàng đọc và tải miễn phí cuốn sách vượt qua những ranh giới của văn chương ngay trên website của chúng tôi. Với giao diện đơn giản, thân thiện và kho sách đa dạng, BaiTap.net cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm đọc sách mượt mà, nhanh chóng. Chúng tôi không ngừng cập nhật những tác phẩm hay nhất, giúp bạn tiếp cận nguồn tri thức phong phú từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãy truy cập ngay để tải sách vượt qua những ranh giới của văn chương PDF và khám phá thêm nhiều đầu sách hấp dẫn khác!

Tóm Tắt vượt qua những ranh giới của văn chương

Trích dẫn nhập NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH NHƯ MỘT XU HƯỚNG CỦA VĂN HỌC SO SÁNH HIỆN ĐẠI - Trần Thị Phương Phương

Với mong muốn mở rộng phạm vi quan tâm, hội nhập với bối cảnh nghiên cứu trên thế giới đầu thế kỷ XXI, công trình về văn học so sánh của tập thể các nhà nghiên cứu Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, sau cuốn thứ nhất với nhan đề Những cuộc hội ngộ văn chương thế giới - Văn học so sánh: nghiên cứu và dịch thuật tập trung vào các vấn đề lý thuyết và thực hành nghiên cứu nội văn học, được tiếp nối với cuốn thứ hai, tức cuốn sách này Vượt qua những ranh giới của văn chương – Văn học so sánh và hướng nghiên cứu liên ngành.

Các bài viết trong sách cũng đã phần nào chạm tới những vấn đề tiêu biểu nhất mà các nhà văn học so sánh nói riêng, cũng như những người chú ý đến khoa học nhân văn hiện đại quan tâm. Đó là những nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với các loại hình nghệ thuật, đặc biệt là những nghệ thuật sử dụng ngôn từ, thông qua khảo sát những vấn đề lý thuyết kịch có từ thời cổ đại phương Đông và phương Tây, quá trình tiếp biến, cải biên từ các tác phẩm văn học đến những sân khấu truyền thống như hát bội của Việt Nam, khon của Thái Lan, hay việc chuyển thể văn học thành các tác phẩm văn học thời hiện đại. Đó cũng là những hướng tiếp cận nhân học văn học đối với hành động học trong lý thuyết tiếp nhận văn học của của Wolfgang Iser, nhân học văn hóa đối với một số hiện tượng văn học nữ. Những hiện tượng văn hóa đại chúng, dù có từ thời cổ  xưa như trò Bói bài Tarot hay chỉ xuất hiện ở đầu thế kỷ này như mạng xã hội nhưng đều tác động không nhỏ đến đời sống cá nhân và xã hội, đã được các tác giả của sách quan tâm khảo sát. Vai trò của báo chí, của chữ viết ở đầu thế kỷ XXI như toàn cầu hóa, kinh tế thị trường, nữ quyền, sinh thái đều được soi chiếu trong tương quan với văn học.

Trích VĂN HỌC VIỆT NAM ĐỐI MẶT VỚI TOÀN CẦU HÓA - Huỳnh Như Phương

Trong thế giới đang biến đổi với không ít hiểm họa đó, văn học có thể làm gì để bảo vệ dân tộc, bảo vệ con người và bảo vệ chính mình? Văn học chủ lưu của dân tộc cần thu hút phù sa và dưỡng khí từ đất trời của Tổ quốc. Tuy rất kính trọng nhà văn hóa Phạm Quỳnh, và cũng như mọi người Việt Nam, rất yêu tiếng Việt và Truyện Kiều, nhưng từ lâu tôi không tin rằng “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn; có gì mà lo, có gì mà sợ…”. Không, sự còn mất của đất nước không phải chỉ liên quan đến địa hạt ngôn ngữ hay văn học, dù đây là những giá trị vô cùng quan trọng; mà còn là, và chủ yếu là, ở cương vực, lãnh thổ, ở chủ quyền dân tộc, những nền tảng hiện thực cho văn hóa phát triển. Nói “mất văn hóa mới là mất tất cả” có thể gieo rắc ảo tưởng rằng mất chủ quyền, mất lãnh thổ chưa phải là điều đáng sợ. Văn hóa suy đồi chắc chắn sẽ làm suy nhược tinh thần dân tộc, làm rã rời sức mạnh bảo vệ đất nước. Nhưng chủ quyền dân tộc, cương vực, lãnh thổ của Tổ quốc là giá trị vĩnh cửu, là thực thể bất khả nhượng; trong khi văn hóa thì vận động và biến đổi.

Ngày trước ông bà chúng ta đã từng lo âu, thậm chí hoảng hốt trước làn sóng hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Người thiếu nữ trong thơ Nguyễn Bính chỉ mới ra tỉnh có một ngày, mang về một chút đổi thay, đã khiến người trai làng khổ tâm, hờn dỗi. Ngày nay bao nhiêu người con gái bỏ làng đi lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc… và mang về những đứa con hai dòng máu trước con mắt ngỡ ngàng của các chàng trai hàng ngày vùi đầu trên chiếu nhậu. Họ đã “mất bao nhiêu người tình” trong cuộc “toàn cầu hóa” dị thường này.

Tác động của toàn cầu hóa đối với gia đình Việt Nam không chỉ xuất hiện trên bề mặt như thế mà thôi. Trong âm thầm, một bộ phận tuổi trẻ đang bứt ra khỏi sợi dây liên kết về tinh thần và nới dần khoảng cách với các thế hệ trước không phải chỉ vì họ đi xa tìm kế mưu sinh, mà vì họ có blog, có facebook để kết nối với một thế giới khác do những quy luật giá trị khác điều chỉnh. Toàn cầu hóa đang biến không ít người trẻ trở thành những “người xa lạ”, theo nghĩa hoàn toàn trung tính - nghĩa là chưa định giá là tích cực hay tiêu cực, ngay trên quê hương mình. Không phải quá lời, khi có người nói một cách hình ảnh rằng toàn cầu hóa đang đi vào phòng riêng của từng gia đình.

Như người ta thường nói, khi tham gia một cuộc chơi lớn, hoặc ta phải chấp nhận luật chơi của nó, hoặc ta áp đặt luật chơi của ta. Với lực và thế của nước ta, khả năng thứ hai chỉ là chuyện viển vông. Nhưng điều đó không có nghĩa là ta chấp nhận vô điều kiện luật chơi của người khác. Bởi văn học mãi mãi vẫn là tiếng nói phản ứng của lương tri trước mọi lạm dụng và cưỡng ép. José Saramago, nhà văn Bồ Đào Nha được giải thưởng Nobel năm 1998, là người phản đối, đôi khi hơi cực đoan, những định chế của toàn cầu hóa gò ép nhân loại vào những khuôn khổ. Điều thú vị là chính nhờ toàn cầu hóa, trong đó giải Nobel cũng là một định chế, mà tác phẩm của ông, “mới gọi được cánh cửa trái tim của những người cùng thời” như ông từng ao ước.

Xem thêm: Sách vượt qua những ranh giới của văn chương PDF

Đọc sách và Review Sách vượt qua những ranh giới của văn chương PDF

Khám phá ngay bài review sách vượt qua những ranh giới của văn chương mới nhất tại BaiTap.net với những đánh giá chi tiết và khách quan. Chúng tôi mang đến góc nhìn sâu sắc về nội dung, phong cách viết, điểm nổi bật và giá trị mà cuốn sách mang lại. Đây là nguồn tham khảo hữu ích giúp bạn quyết định có nên đọc hoặc sở hữu sách vượt qua những ranh giới của văn chương hay không. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng tải sách vượt qua những ranh giới của văn chương PDF miễn phí để trải nghiệm ngay. Cập nhật ngay những đánh giá mới nhất và khám phá thêm nhiều cuốn sách hấp dẫn khác!

đánh giá sáchvượt qua những ranh giới của văn chương

5/5
( đánh giá)
5 sao
100%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Baitap.net là website chia sẻ tài liệu học tập đa dạng cho học sinh cấp 1, 2, 3, giúp hỗ trợ học tập hiệu quả với đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập và tài liệu tham khảo. Ngoài ra, website còn cung cấp kho sách PDF phong phú, cho phép người dùng tải xuống miễn phí nhiều đầu sách bổ ích. Với giao diện thân thiện, dễ sử dụng, Baitap.net giúp học sinh tiếp cận tài liệu nhanh chóng và tiện lợi. Mọi tài liệu đều được chọn lọc kỹ lưỡng, đảm bảo nội dung chính xác và bám sát chương trình giáo dục. Đây là nguồn tài nguyên hữu ích dành cho học sinh, giáo viên và phụ huynh trong quá trình học tập và giảng dạy.

Về chúng tôi